Thế nào là vật liệu? Có thể thấy chúng ta vẫn thường hay sử dụng những vật dụng, những đồ dùng như xe đạp, xe máy, máy tính, điện thoại, đồng hồ,… Chúng đều được tạo thành từ những nguyên vật liệu khác nhau. Thế nhưng ít ai hiểu được vật liệu nghĩa là gì, có bao nhiêu loại vật liệu, chúng có vai trò, công dụng gì trong cuộc sống ngày nay? Trong bài viết dưới đây, Hai Anh Son Group sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như giải đáp những thắc mắc trên cho bạn đọc. Nào, cùng khám phá nhé!
Thế nào là vật liệu?
Thế nào là vật liệu? Trong tiếng anh, vật liệu là materials. Đây là chất hoặc hợp chất được con người dùng để chế tạo ra các sản phẩm đa dạng khác nhau. Hay nói một cách dễ hiểu, vật liệu chính là cái gốc ban đầu được đưa vào cho một quá trình sản xuất hoặc chế tạo. Do đó, vật liệu chính là thứ chưa được hoàn thiện được dùng để tạo nên những sản phẩm khác.
Không phải tự nhiên mà vật liệu đang ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Bởi lẽ sự xuất hiện của mỗi loại vật liệu khác nhau được ra đời chính là cơ hội để mở ra một thời kỳ phát triển mới. Từ thời xa xưa, con người chúng ta có những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, chẳng hạn như ngà voi, cát, gốm sứ, tre, gỗ, giấy,…
Tuy nhiên bước vào thời kỳ hiện đại, chúng ta sở hữu nhiều vật liệu cao cấp hơn, chẳng hạn như nhôm, cao su, bạc, thép, sắt, thủy tinh,…
Vai trò của vật liệu
Thế nào là vật liệu? Vai trò của vật liệu là gì? Như đã có đề cập trước đó, vật liệu chính là yếu tố cơ bản đầu tiên được đưa vào nhằm cấu thành nên các sản phẩm khác nhau, mục đích là để phục vụ, đáp ứng nhu cầu đời sống của con người, từ nhà ở, dịch vụ y tế, vui chơi, đến trường học, công ty, làm việc,… Chính bởi lý do đó mà vật liệu có vai trò vô cùng cần thiết và quan trọng trong tất cả các lĩnh vực.
Nếu thiếu vật liệu thì quá trình sản xuất ra sản phẩm sẽ trở nên bất cập, thậm chí là bị gián đoạn, trục trặc. Tệ hơn nữa là có nguy cơ không thể sản xuất tiếp được nữa. Cụ thể, vật liệu đóng vai trò như sau:
- Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo sản phẩm, bắt buộc phải được cấp liên tục một cách đầy đủ nhất.
- Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tuổi thọ, tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng của sản phẩm.
- Vật liệu có vai trò quan trọng quyết định đến kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ra ngoài thị trường. Với lý do đó nên nếu cung ứng vật liệu càng tốt, giá cả càng hợp lý sẽ tạo tiền đề để quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra thuận lợi.
- Vật liệu quyết định đến giá thành và công trình sau khi đã sản xuất xong sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc nếu sản phẩm được tạo nên từ những vật liệu đắt tiền thì giá thành của sản phẩm cũng sẽ cao và ngược lại, nếu được tạo thành từ những vật liệu rẻ tiền sẽ có giá thành rẻ hơn.
Phân loại vật liệu
Thế nào là vật liệu? Chúng ta cứ nghĩ rằng có rất nhiều cách để phân chia vật liệu Tuy nhiên thực tế, người ta chỉ chia vật liệu ra làm thành 4 loại chính, mỗi loại sẽ có những đặc điểm, tính chất khác nhau, cụ thể như sau:
Vật liệu kim loại
Kim loại là loại chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố kim loại có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt. Chúng rất dễ để kéo dài, dát mỏng và nhiệt độ nóng chảy cao. Chính bởi đặc tính này mà chúng thường được ứng dụng vào các lĩnh vực liên quan đến cơ khi như sản xuất gang, nhôm, thép, thiếc, sắt,…
Ví dụ như với các kim loại nhẹ bền chịu được áp lực, nhiệt độ cao thường được dùng để chế tạo tên lửa hay máy bay. Còn kim loại có đặc tính không gỉ thường được sử dụng để chế tạo đồ dùng nhà bếp, dụng cụ y tế. Kim loại có tính bền cơ học cao thì được sử dụng trong lĩnh vực hóa chất, cơ khí hay khai khoáng, van công nghiệp.
Vật liệu vô cơ (Ceramic)
Vật liệu vô cơ bao gồm các thành phần là nguyên tố phi kim hoặc kim loại liên kết hóa học với nhau. Chúng có chung một đặc tính là dẫn điện kém, đồng thời không bị biến dạng trong điều kiện áp lực, nhiệt độ lớn hay nhiệt độ nóng chảy lớn. Vật liệu vô cơ có độ bền hóa học, độ cứng cao và đặc biệt là không bị phân hủy nếu ở nhiệt độ lớn. Tuy nhiên điểm yếu là rất giòn nên chỉ cần tác động vật lý một lực nhẹ cũng để đủ nứt vỡ hay biến dạng, hư hỏng.
Ví dụ như gốm, một vật liệu vô cơ điển hình xuất hiện sớm nhất với ứng dụng thuộc ngành công nghiệp xây dựng chế tạo gạch, chế tạo các đồ dùng, vật dụng nhằm phục vụ sinh hoạt cho con người như lọ hoa, chén, bát,… chế tạo các thiết bị đồ dùng điện tử thông minh như máy tính, tivi,…
Vật liệu hữu cơ (Polyme)
Vật liệu hữu cơ là tập hợp những chất có khối lượng phân tử lớn, chúng được tạo thành từ mạng lưới hay chuỗi các phân tử có chứa nguyên tố C (Cacbon). Loại vật liệu hữu cơ này thường được tồn tại dưới dạng vô định hình. Chúng có đặc tính là dẫn điện kém, độ bền dẻo tốt ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao.
Chính nhờ đặc tính này đã giúp cho nó dễ tạo hình theo khuôn ép, được ứng dụng vào trong các ngành sản xuất vật dụng đời sống con người như hộp nhựa, ghế, bàn nhựa,… Hoặc trong các sản phẩm công nghiệp như cửa gỗ - nhựa, gioăng đệm làm kín của van bướm,…
Vật liệu kết hợp (Compozit)
Đây là loại vật liệu được tạo thành từ hai hoặc nhiều loại vật liệu khác nhau. Chúng cùng kết hợp lại với nhau nhưng có bản chất không giống nhau. Trong đó sẽ bao gồm 1 chất chủ đạo (được gọi là nền) và chất còn lại là chất bổ sung (gọi là cốt). Mục đích của sự kết hợp này là tạo ra vật liệu mới có tính chất ưu việt hơn, có thể ứng dụng được rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề hơn.
Vật liệu kết hợp có thể được chế tạo ra các vật liệu xây dựng như đồ gỗ, gạch nung với ưu điểm bền vượt trội, đảm bảo trọng lượng nhẹ. Ứng dụng của vật liệu kết hợp này trong các ngành chế tạo ô tô, máy bay, tàu thuyền và công nghiệp xây dựng,… Bên cạnh đó cũng được dùng để sản xuất đồ nội thất, bánh xe…
Hiện nay, cùng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng có không ít các vật liệu mới được nghiên cứu, ra đời như vật liệu tiên tiến dùng trong ứng dụng công nghệ cao, vật liệu thông minh có khả năng thay đổi tính chất, hình dạng tùy thuộc theo môi trường.
Với những chia sẻ trên đây, Hai Anh Son Group hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc thế nào là vật liệu. Đừng quên đọc thêm những bài viết khác của chúng tôi để có thêm thật nhiều những kiến thức bổ ích khác nhé!