Hệ thống điện quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Qua quá trình hình thành và phát triển, Việt Nam đã có mạng lưới điện gần như hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu lao động, sản xuất và sinh hoạt ở mức tối đa. Trong bài viết này, Bestray sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hệ thống điện quốc gia.
Tại Khoản 10, Điều 3 Luật Điện Lực 2004, hệ thống điện quốc gia được định nghĩa như sau:
Hệ thống điện quốc gia (còn gọi là lưới điện quốc gia) được hiểu là hệ thống bao gồm các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các thiết bị phụ trợ. Những thiết bị này được liên kết với nhau và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Lưới điện quốc gia gồm có:
Tất cả những thành phần này được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống điện nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng.
Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm các đường dây dẫn điện, các trạm điện có nhiệm vụ truyền tải điện năng, được sản xuất từ các nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ trên phạm vi toàn quốc.
Sơ đồ lưới điện quốc gia được hiểu là bản vẽ hoàn chỉnh, là hình ảnh thu nhỏ của sơ đồ mạng lưới điện quốc gia. Sơ đồ này giúp người xem nắm rõ được mạng lưới điện trên cả nước, từ đó dễ dàng quản lý, xây dựng, sửa chữa,…
Tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau như: 800kV; 500kV; 110kV; 66kV; 0,4Kv; 6kV…
Lưới điện quốc gia được chia thành các lưới điện nhỏ như sau:
Sơ đồ lưới điện là hệ thống bảng vẽ trình bày các phần tử chủ yếu của lưới điện như đường dây, máy biến áp… Bên cạnh đó, trên sơ đồ lưới điện quốc gia sẽ ghi rõ các cấp điện áp, các số liệu kỹ thuật chủ yếu của các phần tử.
Với lịch sử 120 năm hình thành và phát triển hệ thống điện quốc gia, tính đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể cho mạng lưới điện nước nhà. Nhà máy điện đầu tiên của Đông Dương đã được khởi công tại thành phố cảng Hải Phòng vào năm 1982 và chính thức được đưa vào hoạt động trong tháng 2/1894.
Hơn 60 năm sau, mãi cho đến ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), người Việt Nam mới chính thức làm chủ được ngành điện và mạng lưới điện quốc gia. Với công suất ban đầu là 31.5MW, sản lượng điện năng hàng năm chỉ khoảng 53 triệu kWh, lực lượng cán bộ kỹ thuật chỉ có 7 kỹ sư điện, 5 kỹ thuật viên làm từ thời chính quyền cũ và đội ngũ công nhân mới thêm vào nhà máy điện.
Trong những năm về sau, lưới điện quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu lớn, có những bước tiến vượt bậc trong ngành sản xuất điện. Cụ thể là việc xây dựng các đường dây tải cáp 110kV, 220kV và 500kV.
Vào năm 1962, khi cả nước đang trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975), mạng lưới điện miền Bắc Việt Nam đã có những bước phát triển, đường dây 110kV đầu tiên của hệ thống điện Việt Nam được xây dựng. Đến năm 1963, hệ thống lưới điện 110kV đã hoàn thành đóng điện, thực hiện cung cấp điện cho khu vực Đông Anh - Việt Trì, Uông Bí - Hải Phòng. Cho đến thời điểm đó, chỉ có những địa điểm này tại cả nước có mạng lưới điện 110kV.
Trong 10 năm tiếp theo, điện lực Việt Nam đã thành công kết nối 9/12 nhà máy điện vào đường dây 110kV. Hệ thống điện này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ truyền tải điện năng từ các nhà máy đến các trung tâm phụ tải.
Đây là bước tiến thứ 2 trong công cuộc xây dựng và phát triển hệ thống điện quốc gia. Vào năm 1961, trên danh nghĩa bồi thường chiến tranh, chính phủ Nhật Bản đã giúp đỡ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khởi công xây dựng mạng lưới điện 220kV. Đến năm 1964, đường dây tải cáp 230kV Đa Nhim - Sài Gòn được đưa vào hoạt động.
Với tổng chiều dài 257 km và 729 cột thép được dựng lên trên các địa hình sông núi hiểm trở. Đây chính là tuyến đường dây tải điện áp 220kV đầu tiên của hệ thống điện quốc gia Việt Nam.
Sau khi đất nước thống nhất, các cán bộ, công nhân ngành điện lại tiếp tục chung sức cùng nhau xây dựng và phát triển lưới điện quốc gia. Đường dây tải điện 220kV đầu tiên ở miền Bắc được xây dựng là tuyến Hà Đông - Hòa Bình, đường dây này được xây dựng vào tháng 3/1979 và đưa vào vận hành vào tháng 5/1981.
Trong 2 năm xây dựng thần tốc (từ tháng 4/1992 đến tháng 5/1994), công trình đường dây 500kV mạch 1 đã được xây dựng và đưa vào vận hành. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, hệ thống điện quốc gia Việt Nam đã có “trục xương sống” 500kV chạy xuyên suốt từ Bắc vào Nam.
Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống điện quốc gia đã vươn tới 61/63 tỉnh thành trên cả nước và đang từng bước kết nối với lưới điện truyền tải của các nước khác trong khu vực. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công tác truyền tải điện về cả lượng và chất.
Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống điện quốc gia nắm giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Bestray đưa ra một số vai trò quan trọng như sau:
Hệ thống điện quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, cùng trải qua nhiều thăng trầm của đất nước. Tính đến thời điểm hiện tại, mạng lưới điện được xem là yếu tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài, bền vững của đất nước. Qua bài viết này, Bestray hy vọng bạn có thể nắm được những thông tin cơ bản về lưới điện quốc gia, bao gồm quá trình hình thành và phát triển, sơ đồ hệ thống điện, tầm quan trọng của hệ thống điện…
Để biết thêm những thông tin khác về lĩnh vực điện hoặc các thiết bị điện do Bestray cung cấp như hộp điện, máng cáp, cáp điện bạn có thể tại trang web của Bestray. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0909 089 678 để được tư vấn và giải đáp mọi băn khoăn của bạn về sản phẩm và dịch vụ tại Bestray.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm khác của Bestray:
Máng cáp
Thang cáp
Khay cáp
Máng lưới
Phụ kiện máng cáp
——————————————————————————————
Ngoài ra, bạn có thể xem qua các bài viết khác của Bestray:
Link nội dung: https://diadiemthi.net/tam-quan-trong-cua-he-thong-dien-quoc-gia-a16551.html